Quần áo bảo hộ lao động là trang phục không thể thiếu đối với những ngành nghề mang tính đặc thù nhằm hạn chế những tác động bên ngoài, các chất gây hại đối với những người đang làm việc trong môi trường này. Bài viết dưới đây Thinksafe sẽ gợi ý cho bạn đọc những tiêu chí để lựa chọn được trang phục bảo hộ lao động chất lượng nhất.
Trang phục bảo hộ lao động cao cấp với nhiều màu sắc bắt mắt
1. Một số tiêu chí khi chọn trang phục bảo hộ lao động
Sau đây, Thinksafe sẽ mách bạn một số vấn đề cần lưu ý để chọn mua được quần áo bảo hộ lao động phù hợp.
1.1 Chất liệu
Bên cạnh việc đảm bảo an toàn, quần áo bảo hộ lao động cũng cần phải đảm bảo tính tiện dụng, thoải mái. Chính vì vậy, chất liệu là một tiêu chí hàng đầu trong lựa chọn các trang phục bảo hộ lao động để bảo vệ sức khỏe, tính mạng cho người sử dụng. Hiện nay hầu hết quần áo bảo hộ lao động đều được sản xuất từ những chất liệu như sau:
Vải Cotton dày
Đây là loại vải mềm và dễ giặt, nhanh khô, khi mặc rất thoáng mát và thấm hút mồ hôi tốt. Tuy nhiên sản phẩm có nhược điểm là dễ bị nhăn và xù lông sau thời gian dài sử dụng. Chính vì vậy, loại vải này thường sử dụng cho những người lao động trong ngành công nghiệp nhẹ như dệt may, in ấn, thực phẩm…
Vải Kaki
Vải kaki được chia thành rất nhiều loại như kaki 65/35, kaki thun, ford...Vải kaki được rất nhiều người ưa chuộng vì dễ thấm mồ hôi, giữ form và lên màu chuẩn. Bên cạnh đó, loại vải này còn ít nhăn nên có tính thẩm mỹ cao, mang lại sự thoải mái, dễ chịu khi làm việc. Chất liệu kaki thường được lựa chọn để may quần áo bảo hộ cho công nhân ngành điện, xây dựng…
Quần áo bảo hộ vải kaki giúp bảo vệ cơ thể người lao động
Chất liệu Pangrim Hàn Quốc
Đây là loại vải cao cấp và được ứng dụng vô cùng rộng rãi ngày nay. Vải Pangrim mềm mại hơn vải kaki nhưng không dễ bị nhăn như vải cotton, giữ form dáng tốt. Loại vải này phù hợp để may quần áo lao động cho hầu hết các ngành nghề.
1.2 Môi trường lao động
Khi chọn trang phục bảo hộ lao động, bạn cần chú ý đặc biệt đến môi trường làm việc, tính chất, đặc trưng nghề nghiệp của mình. Vì mỗi môi trường sẽ có các đặc thù riêng như làm việc ngoài trời, tại các phòng có nhiệt độ đặc biệt, có chứa các chất độc hại, các chất hóa học, môi trường có nguy cơ nguy hiểm cao, các phòng thí nghiệm,...
Môi trường làm việc ngoài trời
Môi trường ngoài trời, thời tiết nắng nóng, khắc nghiệt thì bạn nên chọn quần áo bảo hộ làm từ chất liệu có tính hút ẩm cao, co dãn tốt.
Ngành điện lực
Quần áo bảo hộ lao động dành cho ngành điện lực phải có khả năng chống tĩnh điện, tránh được nguy cơ rủi ro có thể xảy ra trong quá trình làm việc. Đặc biệt với ngành này, bộ quần áo bảo hộ cần có màu sắc bắt mắt để tạo sự chú ý khi làm việc, để mọi người tránh xa hoặc cẩn thận hơn nơi họ đang thi công, sửa chữa.
Bộ quần áo bảo hộ lao động sử dụng trong ngành điện
Ngành nghề xây dựng
Quần áo bảo hộ của ngành xây dựng phải đảm bảo được tính năng chống bụi, chống chịu thời tiết,... Đây là môi trường làm việc có nguy cơ nguy hiểm tiềm ẩn cao nên cần có các bộ đồ bảo hộ lao động tốt nhất.
Phòng thí nghiệm
Môi trường làm việc tiếp xúc với nhiều hóa chất độc hại nên cần những bộ trang phục bảo hộ lao động kín, có khả năng chống bụi bẩn và hóa chất. Ngoài ra, kính, khẩu trang, mũ, găng tay,… cũng là những món đồ bảo hộ cần được trang bị cho những người làm việc trong phòng thí nghiệm khi cần thiết.
Khi chọn mua quần áo bảo hộ bạn phải căn cứ vào đặc thù công việc để chọn được loại quần áo phù hợp
1.3 Chức năng
Nguyên tắc khi lựa chọn trang phục bảo hộ lao động quan trọng không kém đó là việc lựa chọn các sản phẩm thoải mái và đơn giản. Người lao động sẽ cảm thấy hứng thú làm việc hơn với những bộ đồ có tính tiện lợi.
Bạn cũng nên tránh lựa chọn những bộ quần áo có quá nhiều chi tiết rườm rà, gây vướng víu trong quá trình sử dụng. Đây là sự ưu tiên hàng đầu của những người làm việc ở môi trường đặc thù thay vì những bộ đồ công sở có thiết kế cầu kỳ.
Ví dụ như những người làm việc trong các nhà xưởng, họ cần những bộ quần áo bảo hộ lao động thiết kế các túi hộp để thuận tiện đựng những dụng cụ lao động nhỏ trong quá trình làm việc.
Thiết kế tiện lợi là một trong những tiêu chí lựa chọn quần áo bảo hộ phù hợp
2. Cách bảo quản trang phục bảo hộ lao động bền đẹp
- Không nên để quần áo bảo hộ ở những nơi ẩm ướt, vì trang phục dễ bị ẩm mốc và có thể để lại nhiều vết ố trên vải.
- Khi phơi, người dùng nên lộn trái trang phục và phơi nơi thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời làm cho áo phai màu nhanh chóng.
- Ở lần giặt đầu tiên, bạn cần phân loại và giặt riêng với các trang phục khác. Bởi quần áo bảo hộ có thể xảy ra tình trạng loang màu khi giặt.
- Không giặt bằng nước quá nóng, vì có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng của sợi vải và các hình in trên quần áo (nếu có) bị hư hỏng.
- Chọn loại xà phòng để giặt cũng cần chú ý không nên sử dụng những loại có tính tẩy mạnh và tuyệt đối không dùng thuốc tẩy để xóa đi những vết bẩn, vết lem màu trên trang phục bảo hộ lao động.
- Nên giặt ngay quần áo bảo hộ lao động sau một ngày làm việc để tránh ẩm mốc, bởi trang phục vào cuối ngày thường có nhiều mồ hôi cũng như những bụi bẩn từ môi trường xung quanh.
Chia sẻ mẹo bảo quản quần áo lao động đúng cách
Hy vọng với những thông tin trong bài viết trên có thể giúp bạn chọn lựa được trang phục bảo hộ lao động phù hợp nhất với tính chất công việc của mình. Hãy liên hệ với Thinksafe qua hotline 0908284247 nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, nhân viên của chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ quý khách 24/7. Thinksafe tự hào là nhà cung cấp các thiết bị bảo hộ hàng đầu hiện nay.