MŨ BẢO HỘ LAO ĐỘNG CHẤT LƯỢNG GIÁ TỐT TẠI BẢO HỘ THINKSAFE
Mũ bảo hộ lao động là trang bị không thể thiếu công nhân, kỹ sư tại các công trình xây dựng, nhà máy. Hãy cùng thinksafe.vn tìm hiểu những thông tin thú vị về nón bảo hộ lao động có thể bạn chưa biết!
Mũ bảo hộ lao động hay nón công nhân là gì?
Mũ bảo hộ lao động đúng như cái tên của nó là dòng mũ có khả năng bảo vệ đầu của người lao động khi làm việc trong môi trường rất dễ xảy ra nguy hiểm có hại. Sử dụng mũ bảo hộ lao động giúp hạn chế va chạm, tác nhân dễ rơi vỡ lên vùng đầu. Sản phẩm mũ bảo hộ được biết đến với khả năng chống va đập mạnh mẽ, chịu nhiệt giúp bảo vệ đầu an toàn tuyệt đối, là sự lựa chọn tốt nhất cho người lao động.
Cấu tạo chung của mũ công nhân, kỹ sư
Mũ công nhân bao gồm ba yếu tố:
- Vỏ mũ (phần ngoài) bảo vệ đầu khỏi va đập
- Đai mũ (phần bên trong) cung cấp khả năng giảm sốc, êm ái khi mang. Một số mũ trang bị núm vặn để điều chỉnh dây đai
- Quai mũ có đệm cằm, có thể điều chỉnh giữ cho mũ bảo hộ cố định, vừa vặn với đầu
Vật liệu thường được sử dụng cho mũ công nhân xây dựng
Vì đầu là phần vô cùng quan trọng nên khi chọn chất liệu làm mũ phải chọn những chất liệu làm cho mũ chắc chắn như nhựa ABS tổng hợp, nhựa HDPE, Poly, nhôm, sợi thủy tinh...có thể chống chịu sự va đập và đặt biệt bền. Trong đó, mũ bảo hộ lao động làm từ nhựa ABS thường được sử dụng phổ biến bởi vì tính dẻo dai, độ bền cao, chống va đập tốt.
Lựa chọn mũ công nhân tốt phù hợp với nhu cầu công việc
Mũ bảo hộ lao động dành cho nông - lâm nghiệp thì đương nhiên sẽ không có khả năng bảo hộ cho người lao động trong lĩnh vực xây dựng. Do đó việc đầu tiên trong việc lựa chọn mũ bảo hộ lao động là xác định được yêu cầu công việc cần một cái mũ như thế nào, có công dụng gì. Loại mũ khác nhau sử dụng cho công dụng, mục đích sử dụng khác nhau. Có loại mũ sẽ sử dụng cho thợ điện viễn thông yêu cầu, mũ có khả năng cách điện tốt, có loại sử dụng cho công nhân xây dựng sẽ có mức độ chống chịu va đập cao... Do đó hãy đọc kĩ công dụng của từng loại mũ để đưa ra quyết định mua hàng đúng đắn.
Lĩnh vực sử dụng mũ công nhân, nón kỹ sư
Mũ bảo hộ lao động thường dùng trang bị cho công nhân, kỹ sư, thợ điện, thợ lắp đặt các thiết bị viễn thông, thợ xây dựng, thợ mộc, nhân viên bóc xếp, bảo trì bảo dưỡng... Các lĩnh vực trong quá trình lao động nên sử dụng mũ bảo hộ: công trường, nhà máy điện, xưởng gạch, hầm mỏ, nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng...
Các chỉ tiêu an toàn chất lượng đối với nón bảo hộ công trình - mũ công nhân
Để đảm bảo an toàn cho đầu, hạn chế được những rủi ro nguy hiểm khi lao động Cơ quan Quản lý An toàn và Sức khỏe Nghề nghiệp (OSHA) quy định về các tiêu chuẩn bảo vệ đầu như sau:
Tiêu chuẩn ANSI / ISEA Z89.1 - Hoa Kì
Mũ bảo hộ an toàn phải đáp ứng các tiêu chí:
- Truyền lực
- Tính chịu lực của đỉnh đầu
- Tính dễ cháy
- Cách điện
Dựa vào khả năng chống va đập xuyên thủng được chia làm hai loại
-
Loại 1: Được thiết kế để giảm lực tác động do cú đánh vào đỉnh đầu
-
Loại 2: Được thiết kế để giảm lực tác động do cú đánh vào đỉnh, trước, sau và hai bên đầu
Dựa vào khả năng cách điện chia thành các lớp
-
Lớp G: dành cho mũ bảo hộ thông thường: Được thiết kế để giảm tiếp xúc với dây dẫn điện áp thấp, đã được thử nghiệm ở 2200V
-
Lớp E: Được thiết kế để giảm tiếp xúc với dây dẫn điện áp cao, đã được thử nghiệm bằng chứng ở 20.000V
-
Loại C - Mũ bảo hộ dẫn điện: Không nhằm mục đích bảo vệ chống tiếp xúc với dây dẫn điện
Dựa vào phạm vi nhiệt độ hoạt động
-
Không có kí hiệu: chống chịu cơ bản từ -18 ° C (0 ° F) đến 49 ° C (120 ° F)
-
Kí hiệu "LT" chịu được nhiệt độ thấp xuống tới -30° C
-
Kí hiệu "HT" chịu được nhiệt độ cao tới 60 ° C
Tiêu chuẩn EN - Châu Âu đối với mũ công nhân
EN397 : đảm bảo vật liêu tối thiểu được sử dụng để đảm bảo độ an toàn cho mũ.
Mũ bảo hộ sẽ bao gồm hai phần chính - lớp vỏ cứng bảo vệ bên ngoài và quai đeo. Tất cả mũ bảo hộ được chứng nhận theo EN 397 phải đáp ứng các yêu cầu sau:
- Giảm sốc
- Khả năng chống đâm xuyên (chống lại các vật sắc và nhọn)
- Chống cháy
- Độ chắc của quai đeo cằm: mức tối thiểu 150N (Newton) và tối đa 250N
EN50365: tiêu chuẩn bao gồm mũ bảo hộ cách điện nhằm mục đích sử dụng cho các cơ sở lắp đặt điện áp thấp, mũ phải bảo vệ chống điện giật và ngăn dòng điện nguy hiểm đi qua đầu.
Các yêu cầu bao gồm:
- Tất cả mũ bảo hộ phải đáp ứng các yêu cầu theo EN 397
- Bảo vệ chống lại điện áp xoay chiều lên đến 1000 V (AC) hoặc điện áp trực tiếp lên đến 1500 V (DC)
- Mũ bảo hộ cách điện không được chứa bất kỳ bộ phận dẫn điện nào
- Các lỗ thông hơi (nếu có) không được có bất kì điểm tiếp xúc nào với các bộ phận mang điện
EN14052 : Tiêu chuẩn bao gồm mũ bảo hộ công nghiệp hiệu suất cao, mũ bảo hộ này phải cung cấp khả năng bảo vệ chống lại các vật thể rơi và tác động bên cùng với hậu quả là tổn thương não, hộp sọ và cổ. Các yêu cầu bao gồm:
- Khả năng chống tác động theo phương thẳng đứng và phương ngang
- Độ chắc của quai đeo cằm: mức tối thiểu 150N (Newton) và tối đa 250N
- Hiệu quả của hệ thống thắt chặt (dây đai, quai): Trong quá trình thử nghiệm hấp thụ và xuyên va đập, mũ bảo hộ không được tách ra khỏi đầu thử nghiệm
- Chống cháy
Mũ bảo hộ lao động bán chạy nhất tại Bảo hộ ThinkSafe
Mũ công nhân xây dựng KUKJE I
Mũ bảo hộ KUKJE I là mũ bảo hộ màu trắng được làm từ chất liệu nhựa ABS cao cấp có độ bền cực tốt, chống va đập tốt, cách điện và chịu nhiệt cao giúp bảo vệ đầu người lao động khỏi những nguy cơ tiềm ẩn. Phần dây đai được làm bằng chất liệu canvas bền, có thể dễ dàng điều chỉnh để phù hợp với khuôn mặt của bạn. Phía sau mũ có núm điều chỉnh tăng giảm kích thước mũ sao cho vừa vặn và thoải mái nhất. Đặc biệt có lớp xốp bên trong có khả năng cách nhiệt, cách điện cực tốt. Miếng đệm trán được làm từ chất liệu da không phai màu, thiết kế lỗ thoáng khí giúp thấm hút mồ hôi, cho người đeo cảm giác thoải mái trong nhiều giờ liền.
Mũ công nhân xây dựng KUKJE
Nón bảo hộ công trình 3M H701R
Mũ bảo hộ 3M H701R có thiết kế đơn giản nhưng các thành phần cấu tạo của nó có khả năng chịu lực va đập cực tốt. Cấu tạo mũ gồm có vỏ mũ, khung mũ, miếng đệm, vành mũ và khung sau. Khoảng cách thích hợp giữa khung và vỏ bảo vệ đầu trong trường hợp va đập. Đệm đầu bằng mút mềm với các lỗ thoát mồ hôi mang lại cảm giác thoải mái cho người sử dụng và có thể dễ dàng thay thế. Khung mũ có thể dễ dàng điều chỉnh cho các kích cỡ đầu khác nhau. Thiết kế hai khe ở mỗi bên mũ hỗ trợ việc lắp các phụ kiện 3M tương thích.
Mũ công nhân, kỹ sư xây dựng 3M H701R
Mũ bảo hộ cao cấp Sseda IV
Nón công nhân Sseda IV cho khả năng cách điện lên đến 2200V, đáp ứng các tiêu chuẩn Hàn Quốc, châu Âu và Hoa kỳ lần lượt là tiêu chuẩn KOSHA class ABE, EN397:1995 A1:2000 và ANSI Z89.1-2003 (Type 1 và class G). Nón bảo hộ Sseda IV được làm bằng chất liệu ABS cao cấp có khả năng chống chịu lực, va đập mạnh mẽ, chịu nhiệt ở mức khá và chống đâm xuyên đối với các vật sắc nhọn.
Mũ bảo hộ công nhân cao cấp Sseda IV
Mũ bảo hộ phản quang Deltaplus Baseball Diamond
Đâu cũng là một loại mũ bảo hộ cao cấp đến từ thương hiệu Deltaplus. Tính năng nổi bật của loại mũ bảo hộ này đó là cho khả năng cách điện lên đến 20KV dùng trong nơi làm việc thường xuyên tiếp xúc với nguồn điện, máy móc và các thiết bị điện. Ngoài ra thiết kế của mũ có phần vành rộng giúp ngăn cản bụi bẩn và che nắng che mưa hiệu quả. Mũ bảo hộ được làm bằng nhựa ABS chịu nhiệt, chống va đập, đâm xuyên ứng dụng được trong hầu hết các lĩnh vực công nghiệp như xây dựng, khai thác, bảo trì, công nghiệp điện,...
Mũ bảo hộ cách điện Deltaplus Baseball Diamond
Mua các loại mũ bảo hộ cao cấp cho công nhân kỹ sư công trình giá tốt ở đâu?
Là một đơn vị uy tín, ThinkSafe dần khẳng định tên tuổi và vị trí của mình trong ngành bảo hộ lao động. Chúng tôi cung cấp sản phẩm mũ bảo hộ nói riêng và các thiết bị bảo hộ lao động khác nói chung. Thinksafe cung cấp cho khách hàng những thiết bị mũ bảo hộ lao động với giá cả hợp lý nhất, được phân phối chính hãng từ nhà sản xuất nổi tiếng như mũ bão hộ thùy dương, mũ bảo hộ Sseda, đảm bảo đạt chất lượng, sử dụng an toàn hiệu quả.
Ngoài phân phối các thiết bị mũ bảo hộ, ThinkSafe còn kinh doanh các trang thiết bị bảo hộ khác như: giày, găng tay, quần áo, mặt nạ...Cam kết các sản phẩm hoàn toàn chính hãng, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng đến từ những thương hiệu nổi tiếng.
Nếu còn nhiều thắc mắc xin liên hệ ThinkSafe theo thông tin phía bên dưới
CÔNG TY TNHH THINKSAFE
Email: thinksafevn@gmail.com
Những câu hỏi thường gặp về mũ bảo hộ hay nón công nhân
1. Mũ công nhân loại nào tốt?
Đáp: Mũ bảo hộ 3M, nón công nhân Sseda, mũ công trình Proguard, nón kỹ sư COV, Kukje đây là những thương hiệu nón bảo hộ lao động tốt nhất hiện nay tại Việt Nam.
2. Kính gắn nón trên nón bảo hộ công trình để làm gì?
Đáp: Kính gắn nón trên nón công trình nhằm giúp người công nhân tránh được các vật chất, chất lỏng văng bắn, đồng thời che nằng, chắn mưa khi làm việc ngoài trời.
3. Nên mua nón công nhân nhập khẩu hay thương hiệu trong nước?
Đáp: Mũ bảo hộ nhập khẩu thường có giá thành cao hơn các sản phẩm nón bảo hộ lao động trong nước, tuy nhiên mũ bảo hộ nhập khẩu như Sseda, 3M, COV, Kukje thường sẽ được đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn quốc thế như ANSI, EN. Còn mũ bảo hộ Việt nam sẽ đáp ứng TCVN.