GĂNG TAY BẢO HỘ LAO ĐỘNG VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT

Đăng bởi Thu Thảo vào lúc 08/09/2022

Chọn găng tay bảo hộ phù hợp với yêu cầu công việc giúp bạn giảm thiểu rủi ro trong quá trình lao động giúp bạn có thể thực hiện các thao tác tay một cách dễ dàng, linh hoạt. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại găng tay lao động với nhiều công dụng mức giá khác nhau, chất lượng sẽ thường đi đôi với giá cả cho đó bạn cần cân nhắc thật kĩ để đưa ra lựa chọn mang lại sự bảo vệ tối ưu cho đôi tay. Dưới đây là một số kiến thức về găng tay bảo hộ, hãy cùng ThinkSafe tham khảo nhé.

1. Găng tay cách điện là gì?

Găng tay cách điện là loại găng tay bảo hộ chuyên dụng có cấu tạo đặc biệc dùng cho các công việc thường xuyên tiếp xúc với nguồn điện, máy móc, thiết bị điện...găng tay cách điện ngăn cách dòng điện với da tay giúp thực hiện các thao tác sửa chữa điện, đấu nối dây điện, lắp đặt, bảo trì và sửa chữa hệ thống dây điện... được an toàn và hạn chế thấp nhất rủi ro về điện xảy ra.
Có 3 loại găng tay cách điện thường được sử dụng là găng tay các điện cao thế, trung thế và hạ thế. Tuỳ theo mức độ điện áp mà thành phần cấu tạo găng tay khác nhau và độ dày mỏng khác nhau.

gang-tay-bao-ho

1.1. Các phụ kiện thường được sử dụng kèm với găng tay cách điện cao su

- Găng tay bảo vệ bằng da được bao bên ngoài găng tay cách điện cao su để giúp chống cắt, chống đâm thủng, mài mòn khi tiếp xúc với các vật thể sắc, dễ gây vết xước, vết rách.
- Găng tay lót giúp thấm hút mồ hôi tay, đảm bảo tay luôn khô ráo trong thời tiết nắng nóng. Ngoài ra giúp bảo vệ tay không lạnh buốt đối với thời tiết vào mùa đông.
- Tay áo cách điện bằng cao su cung cấp khả năng bảo diện rộng đến vai tránh hoạt động vô tình tiếp xúc với điệp áp.

1.2. Lựa chọn găng cách điện phù hợp điện áp, găng có giấy kiểm định

a) Tiêu chuẩn ASRM D120

Các loại găng tay cách điện được tuân theo tiêu chuẩn ASRM D120 - Tiêu chuẩn kỹ thuật cho găng tay cách điện cao su (Hoa Kì). Đối với tiêu chuẩn này đòi hỏi găng tay mới phải được kiểm định và sử dụng trong vòng 12 tháng kể từ ngày kiểm nghiệm đầu tiên. Sau khi bắt đầu sử dụng, găng tay cao su cách điện phải được kiểm tra lại sau mỗi 6 tháng và nếu đạt yêu cầu, găng tay sẽ được quy định ngày kiểm tra mới hoặc ngày hết hạn. Nếu còn khả năng cách điện tốt được sử dụng lại trong sáu tháng nữa. Quá trình này lặp lại cho đến khi găng tay hư hỏng không còn khả năng cách điện. Thông thường găng tay cho khả năng cách điện tốt nhất trong 6 tháng đầu tiên, găng tay hao mòn nhiều hay ít tuỳ thuộc vào tần suất sử dụng và cách bảo quản găng tay trong suốt quá trình lao động.

gang-tay-bao-ho-1

b) Tiêu chuẩn EN / IEC 60903

EN 60903 Làm việc trực tiếp - Găng tay cách điện, là tiêu chuẩn găng tay cách điện châu Âu quy định các phương pháp thử nghiệm độ an toàn đối với các loại găng tay cách điện với mức điện áp khác nhau. Tiêu chuẩn này ra đời để bảo vệ cho người lao động thường xuyên tiếp xúc với môi trường điện tránh các tai nạn rủi ro đáng tiếc xảy ra. Găng tay được sản xuất theo tiêu chuẩn EN 60903 thì mới có thể sử dụng tiếp xúc trực tiếp với điện.
IEC 60903: Ủy ban Kỹ thuật Điện Quốc tế (IEC) soạn thảo áp dụng cho găng tay cách điện bảo vệ người lao động chống điện giật. 

c) Các phương pháp thử nghiệm của tiêu chuẩn IEC 60903

  • Kiểm tra ngoại hình (độ dài, độ dày, kích thước, phân loại, độ hoàn thiện...)
  • Kiểm tra độ bền sản phẩm
  • Thử nghiệm cơ học
  • Thử nghiệm điện môi
  • Kiểm tra tuổi thọ sản phẩm
  • Kiểm tra độ chống chịu nhiệt
  • Kiểm tra trên găng tay có các tính chất đặc biệt (chống axit, dầu, hoá chất...)

d) Các mức độ của găng tay cách điện cao su theo xếp hạng OSHA

  • Loại 00: Tối đa 500V (AC - dòng điện xoay chiều) và 750V (DC - dòng điện 1 chiều)
  • Loại 0: Tối đa 1000V (AC) và 1.500 (DC) 
  • Loại 1: Tối đa 7.500V (AC) và 11.250 (DC)
  • Loại 2: Tối đa 17.000V (AC) và 25.500V (DC)
  • Loại 3: Tối đa 26.500V (AC) và 39.750V (DC)
  • Loại 4: Tối đa 36.000V (AC) và 54.000 (DC)

Găng tay loại 00, 0 và loại 1 thường được làm từ cao su tự nhiên và không chống ozon. Từ găng tay loại 2 trở lên thường được làm bằng cao su tổng hợp chịu được điện áp cao, dai bền và có khả năng chống ozon.

1.3. Thông thường các găng tay sẽ được phân biệt dựa trên màu sắc các nhãn

  • Lớp 00 có nhãn màu da
  • Lớp 0 có nhãn màu đỏ
  • Lớp 1 có nhãn màu trắng
  • Lớp 2 có nhãn màu vàng
  • Lớp 3 có nhãn màu xanh lá cây 
  • Lớp 4 có nhãn màu cam    
Tham khảo:  Các loại găng tay cách điện tại Bảo hộ ThinkSafe

2. Găng tay chống dầu là gì?

Găng tay chống dầu là loại găng tay chuyên dùng cho những công việc thường xuyên tiếp xúc với xăng, dầu công nghiệp. Thông thường với đặc tính của dầu là trơn trượt do đó găng tay chống dầu sẽ được thiết kế khác biệt hơn các loại găng tay khác ở chỗ được phủ một lớp cao su nitrile để cung cấp khả năng chống dầu, đâm xuyên và trầy xước mạnh mẽ, mang lại độ bám tốt. Một số loại găng tay chống dầu còn có hiệu quả cao trong việc bảo vệ chống lại axit, kiềm và các hóa chất khác.

gang-tay-bao-ho-2

2.1. Ưu và nhược điểm của một số loại vật liệu cấu tạo găng tay chống dầu

Vật liệu

Ưu và nhược điểm

Latex (cao su tự nhiên)

Hiệu quả tốt đối với dung dịch sinh học
Kém hiệu quả dung môi hữu cơ
Chống hoá chất nhẹ, cấp độ thấp

Nitrile

Khả năng chống chịu tốt
Tốt cho dung môi, dầu, dung dịch dầu mỡ axit và bazơ
Dễ dàng phát hiện vết rách, vết thủng
Vật liệu thay thế tốt cho cao su tự nhiên

Neoprene

Sử dụng tốt đối với dung dịch axit,bazơ, xăng, dầu, rượu hydrocacbon và phenol
Kém đối với các hiđrocacbon halogen và thơm
Chống hoá chất tốt

PVC

Sử dụng tốt cho các dung dịch axit, bazơ, xăng, dầu
Khả năng chống mài mòn cao
Chống chịu dung môi hữu cơ mức độ thấp

Viton

Sử dụng tốt cho dung môi có clo và hydrocacbon thơm
Sử dụng cho dung dịch hữu cơ, axit, bazơ
Giá thành cao

2.2. Nên lựa chọn găng tay bằng cao su tự nhiên, nitrile hay PVC

Tuỳ thuộc vào nhu cầu sử dụng mà bạn nên lựa chọn loại găng tay làm từ vật liệu phù hợp. Cao su tự nhiên, nitrile và PVC là loại vật liệu phổ biến nhất của găng tay cách điện. PVC là loại vật liệu có tính đàn hồi cao hơn hai loại vật liệu còn lại. Găng tay nitrile thì giúp các thao tác tay linh hoạt hơn bên cạnh đó không gây kích ứng da, thích hợp với các công việc tháo lắp, cầm nắm, nâng, vặn có khả năng chống thủng và kháng hoá chất cao...ngoài ra một số loại găng tay nitrile hiện nay còn có khả năng phân huỷ sinh học. Còn găng tay cao su tự nhiên là loại vật liệu thân thiện với môi trường có khả năng co giãn tốt, tuy nhiên lại không thích hợp với một số người dị ứng với cao su. 

Tham khảo:  Các loại găng tay chống dầu tại Bảo hộ ThinkSafe

3. Găng tay chống cắt là gì?

Găng tay chống cắt là loại găng tay bảo vệ đôi tay chống lại các vết cắt, rách, đâm thủng trong quá trình xử lí các vật sắc nhọn và có độ bén cao như kim loại, thuỷ tinh, máy cắt, máy cưa...Găng tay chống cắt còn được tích hợp thêm các tính năng như chống mài mòn, đâm thủng, chống nhiệt, chống hoá chất với nhiều cấp độ khác nhau. 
Lưu ý đối với găng tay chống cắt: Ngay cả khi kiểm tra khả năng chống cắt cũng không nên dùng dao kéo cắt thử, các sản phẩm này phát huy công dụng khi dùng trong thao tác chống cắt tôn, kính, thuỷ tinh...sức cắt của dao kéo trực tiếp sẽ không đảm bảo an toàn.

Các loại vật liệu thường được sử dụng cho găng tay chống cắt: 

  • Sợi Polyethylene (UHMWPE): phân tán nhiệt tốt, nhẹ, liên kết tốt, chống nước
  • Sợi Para-Aramid - cách nhiệt tốt, trọng lượng nặng, có hấp thụ nước
  • Lưới thép (ít phổ biến hơn)

gang-tay-bao-ho-3

3.1. Các mức kháng cự của găng tay chống cắt

Tiêu chuẩn ANSI 105 - Mỹ và EN388 - Hoa Kì là hai tiêu chuẩn cho găng tay chống cắt. Hai loại tiêu chuẩn này không giống nhau về phương pháp kiểm định và phân chia mức độ của găng tay chống cắt.

a) Tiêu chuẩn ANSI 105

Sử dụng máy TDM-100 để kiểm tra độ bền của vải sau khi thực hiện nhiều lần cắt. Máy sẽ thực hiện các lần cắt với trọng lượng lưỡi cắt cụ thể với một lưỡi dao hình chữ nhật. Với mỗi lần thay đổi trọng lượng lưỡi dao sẽ thực hiện trên mẫu 5 lần, sau đó phân tích kết quả. ANSI chia xếp hạng của mình thành chín cấp độ. A1 là mức thấp nhất và A9 là mức cao nhất. Điện trở cắt tối đa được đo bằng gam sẽ xác định mức độ cắt. Vì vậy, A1 có khả năng chịu cắt tối đa là 200 gram và A9 là 6.000 gram.

gang-tay-bao-ho-4
Phân loại găng tay theo Tiêu chuẩn ANSI 105 với 9 cấp độ chống cắt khác nhau, từ A1 đến A9

b) Tiêu chuẩn EN388

Tiêu chuẩn EN388 khác với ANSI 105 là sẽ thử nghiệm bao gồm các đặc tính như chống đâm thủng, chống mài mòn, chống rách, chống va đập và có 2 xếp hạng riêng biệt với khả năng chống cắt.

- Phân loại chống cắt trên 5 cấp độ: Sử dụng máy cắt với lực 5 Newton cắt nhiều lần với lực bằng nhau trên mẫu cho đến khi mẫu bị cắt rách.

  • Mức 1 (1,2 lần )
  • Mức 2 (2,5 lần )
  • Mức 3 (5 lần)
  • Mức 4 (10 lần)
  • Mức 5 (20 lần)

- Phân loại chống cắt từ mức A-F: Cách xếp hạng này khá tương tự với thử nghiệm trên tiêu chuẩn ANSI 105 nhưng thay vì mức thử được đo bằng gam thì ở đây được quy đổi sang Newton

  • CẤP A - 2 newton
  • CẤP B - 5 newton
  • CẤP C - 10 newton
  • CẤP D - 15 newton
  • CẤP C - 22 newton
  • CẤP F - 30 newton
- Các phân loại khác của tiêu chuẩn EN388:
Tham khảo:  Một số loại găng tay chống cắt tại Bảo hộ ThinkSafe

4. Găng tay chịu nhiệt là gì?

Găng tay chịu nhiệt là loại găng tay được sử dụng để bảo vệ tay tránh các tổn thương do nhiệt độ cao trong khi thực hiện các thao tác tiếp xúc với nhiệt như sử dụng cho các ngành nghề tiếp xúc với nhiệt. Một số lĩnh vực như: sản xuất thủy tinh và kim loại, thân xe ô tô, xưởng đúc, công nghiệp kỹ thuật, sản xuất đồ sắt và thép.

gang-tay-bao-ho-5

4.1. Các tiêu chuẩn và mức độ của găng tay chịu nhiệt

a) Tiêu chuẩn EN 407

EN 407 là tiêu chuẩn quy định và thực hiện các thử nghiệm xác định khả năng chịu nhiệt trên găng tay bảo hộ lao động. Các loại găng tay tuân theo tiêu chuẩn EN 407 là tiêu chuẩn để bảo vệ an toàn cho tay khỏi các nguy cơ liên quan đến nhiệt độ cao không dùng cho nhiệt độ thấp, bảo vệ tay khỏi các rủi ro bức xạ nhiệt, tiếp xúc trực tiếp với nguồn nhiệt, tia bắn của kim loại nóng chảy, lửa ngọn, nhiệt đối lưu. Điều cần lưu ý là găng tay bảo hộ EN 407 không phù hợp hoặc không đủ hiệu quả cho công việc hàn và chữa cháy, đòi hỏi sự bảo vệ rất cụ thể để tránh tai nạn.

Khả năng chịu nhiệt tiếp xúc trong 15 giây:

  • Mức 1: 100 ° C 
  • Mức 2: 250 ° C 
  • Mức 3: 350 ° C 
  • Mức 4: 500 ° C 

b) Tiêu chuẩn ASTM F1060

ASTM F1060 khả năng chịu được nhiệt dẫn ở mỗi cấp độ là nhiệt độ tối đa mà bạn chịu được khi mang găng, có ít nhất 15 giây trước khi bị bỏng và ít nhất 4 giây cảnh báo để bạn phản ứng với cơn đau và di chuyển khỏi nguồn nhiệt.

Khả năng chịu nhiệt dẫn điện của găng tay được đo theo các mức được liệt kê dưới đây:

  • Mức 0: Dưới 80 ° C hoặc 176 ° F
  • Mức 1: 80 ° C hoặc 176 ° F
  • Mức 2: 140 ° C hoặc 284 ° F
  • Mức 3: 200 ° C hoặc 392 ° F
  • Mức 4: 260 ° C hoặc 500 ° F
  • Mức 5: 320 ° C hoặc 608 ° F

4.2. Nên chọn lựa găng tay chịu nhiệt như thế nào?

Găng tay chịu nhiệt thường có hai loại là vải dệt kim và chất liệu tổng hợp. Đối đối với nhiệt tiếp xúc dưới 450 ° F (232 ° C). Sợi dệt kim được đan vòng để giữ không khí, bên trong có lớp vải bông là một lựa chọn găng tay cách nhiệt hiệu quả.
Đối với nhu cầu chịu nhiệt cao hơn ta có thể cân nhắc lựa chọn các loại vật liệu tổng hợp như Kevlar lớp bên ngoài và lót bông bên trong để tăng khả năng cách nhiệt, có thể tiếp xúc với nhiệt độ lên đến 800 ° F (424 ° C). 
Còn khi sử dụng trong môi trường nhiệt ẩm như hơi đun sôi, chất lỏng nóng thì nên lựa chọn găng tay có vỏ cao su tổng hợp kết hợp lớp lót lông cừu bên trong,  Neoprene là loại vật liệu có khả năng bắt cháy thấp, chống thẩm thấu cao.

Tham khảo:  Một số loại găng tay chịu nhiệt tại Bảo hộ ThinkSafe

5. THINKSAFE -  Địa chỉ mua găng tay bảo hộ chất lượng chính hãng

ThinkSafe với nhiều năm kinh doanh trong lĩnh vực bảo hộ lao động với đội ngũ nhân viên chuyên môn cao chúng tôi cân nhắc và tìm hiểu kỹ lưỡng các sản phẩm từ các thương hiệu bảo hộ tên tuổi, từ đó mang đến cho khách hàng những sản phẩm chính hãng, đáp ứng yêu cầu công việc và giá cả hợp lý. Chúng tôi có đa dạng các sản phẩm găng tay bảo hộ lao động như găng tay chống dầu, chịu nhiệt, chống hoá chất, cách điện...với nhều mức giá từ các thương hiệu hàng đầu thế giới, đảm bảo các sản phẩm cho hiệu quả cao và an toàn. Ngoài găng tay bảo hộ, chúng tôi còn cung cấp các sản phẩm như kính, giày, khẩu trang, quần áo bảo hộ. Nếu bạn có thêm bất kỳ câu hỏi nào về sản phẩm của chúng tôi hoặc cần thêm thông tin, vui lòng liên hệ với ThinkSafe theo thông tin bên dưới.

gang-tay-bao-ho-6

CÔNG TY TNHH THINKSAFE

Địa chỉ: 18 Đường 10, Khu Phố 6, Phường Hiệp Bình Chánh, Quận Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh

Hotline: 0931580440

Email: thinksafevn@gmail.com

Kết luận: Bài viết đã cung cấp thông tin về các loại găng tay bảo hộ trên thị trường để bạn đọc có thể hiểu thêm về loại sản phẩm này và đưa ra được những lựa chọn phù hợp nhất với nhu cầu, tính chất công việc.

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

DANH MỤC SẢN PHẨM